ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG CƠ SỞ GDMN VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÁC NỘI DUNG QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 13/2010/TT-BGDĐT

Thứ tư - 07/04/2021 09:52
(Kèm theo công văn số 551 /SGDĐT-GDMN ngày 05 tháng 4 năm 2021
 
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
đánh giá kết quả 10 năm thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở gdmn và đề xuất sửa đổi bổ sung các nội dung quy định tại thông tư số 13/2010/tt-bgdđt 
I. Đánh giá chung
1. Sự cần thiết quy định về xây dựng về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non: Căn cứ pháp lý, nhu cầu thực tiễn.
            - Trẻ lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, linh hoạt tìm tòi, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá nhỏ để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn thương tích cũng như bạo hành với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi trẻ tham gia vào hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, trong sinh hoạt vệ sinh ăn ngủ rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị nguy hiểm tính mạng, mất máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù. Vết thương gãy xương, đều nguy hại đến tính mạng trẻ, trẻ bị khuyết tật cả đời. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được nguy cơ tiềm ẩn không an toàn tại đơn vị cũng như nơi trẻ ở, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ.
          - Hiện nay tai nạn thương tích của trẻ em đang trở nên báo động ở nông thôn và thành thị kề cả trường công lập và ngoài công lập. Vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ sống cả ngày, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, giảm thiểu các tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Phòng tránh những tai nạn thường gặp. Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc thực phẩm. Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn, kệ góc chơi không an toàn. Hiện nay trẻ em từ  0- 6 tuổi được chăm sóc tại các trường mầm non, chiếm khoảng 80% trẻ em trong độ tuổi.
         - Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các trường mầm non. Trước những hậu quả đáng báo động về tai nạn thương tích vừa qua trên các thông tin đại chúng, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ như: Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (2001 – 2010), Quy định của bộ y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc (2006). Ngày 15/4/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư 13/2011/TT-BGD&ĐT về ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non.
2. Đánh giá mục đích ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
          - Là công cụ để cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
          - Là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục   mầm non đạt tiêu chuẩn quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
  - Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi, dạy tại cơ sở giáo dục mầm non.
  - Để nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực học đường cho trẻ trong nhà trường.
- Từng giáo viên có ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực học đường cho trẻ.
- Nhà trường rà soát bổ sung về cơ sở vật chất để hoàn thiện hơn về công tác quản lí cơ sở vật chất của nhà trường.
          - Huy động mọi sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài ngành để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, không có bạo lực học đường, phù hợp với điều kiện của trường mẫu giáo Chánh Phú Hòa .
           - Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiu bạo lực học đường.
          -  Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội phù hợp hiệu quả.
          - Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
3. Đánh giá về tiêu chuẩn và nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
Tiêu chuẩn:
          - Nhà trường có Ban chỉ đạo “ Ban Chăm sóc sức khỏe”, hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường. Có cán bộ kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
          - Môi trường xung quanh trường an toàn và có hiệu quả.
         - Giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường (90 % nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn được đánh giá là đạt).
         - Trong năm không có trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
   Nội dung
          - Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non.
         - Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích;
         - Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu;
         - Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích;
         - Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
         - Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc;
         - Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ sở;
         - Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích;
         - Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;
         - Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích.
           Công tác quản lý các nhóm trẻ - lớp MG còn nhiều bất cập do giáo viên thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ, bảo mẫu chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở vật chất cải tạo từ nhà ở cũng có nhiều nguya cơ tiềm ẩn không an toàn, cơ sở không ngừng tăng nhanh gây khó khăn trong công tác quản lý.
4. Đánh giá về quy định hồ sơ, thủ tục công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích: cho ý kiến về việc có cần thiết cấp giấy Chứng nhận hàng năm hay không hoặc đề xuất hình thức phù hợp.
- Hàng năm cần cấp giấy chứng nhận công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nhằm giúp trường hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại đơn vị ngày càng tốt hơn cũng là một trong những tiêu chí xét thi đua, đánh giá tập thể cuối năm học. Ngoài công lập sẽ tự chủ động hoàn thiện các tiêu chuẩn của bảng kiểm theo quy định, không lơ là, chủ quan trong phòng chống tai nạn thương tích cũng như bạo hành trẻ để cuối năm được phường kiểm tra 2 lần/ năm học và ra quyết định công nhận.
Thủ tục công nhận:
a. Hồ sơ đề nghị:
         - Biên Bản tự kiểm tra, đánh giá của Ban chỉ đạo về kết quả phòng, chống tai nạn thương tích theo bảng kiểm trường học an toàn, thân thiện, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường
         - Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận Trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích của cơ sở giáo dục mầm non và Uỷ ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn;
          - Biên bản nhận xét của phòng giáo dục và đào tạo về kết quả tự đánh giá của  cơ sở giáo dục mầm non.
b. Thủ  tục công nhận:
         - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Quy định này;
          - Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ và có ý kiến bằng văn bản, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp thị xem xét, ra quyết định công nhận.
          - Việc cấp giấy chứng nhận hàng năm là phù hợp, vì khi được kiểm tra các cơ sở sẽ thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non, tránh được tình trạng bạo hành trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
5. Đánh giá về trách nhiệm của các cấp trong tổ chức thực hiện Thông tư, đề nghị điều chỉnh như thế nào cho phù hợp.
          - Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ tại trường, lớp mầm non, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, trách nhiệm của các cấp thực hiện thông tư điều có trách nhiệm cao. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.
         - Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương trẻ trong đội ngũ GV và CBQL kể cả ngoài công lập;
          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho người chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ và cộng đồng.
6. Đánh giá sự phù hợp của các quy định tại Bảng kiểm (phụ lục 1 Thông tư) và đề xuất hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn cụ thể, lý do/căn cứ đề xuất.
Bổ sung: Không có bạo lực trong học đường. Vì hiện nay vẫn này còn tình trạng bạo lực học đường đối với các nhóm trẻ, trường MN tư thục.
II. Kiến nghị, đề xuất
1. Đề xuất bổ sung các quy định khác: nêu cụ thể và lý do/căn cứ đề xuất.
2. Các ý kiến khác.
III. Góp ý cụ thể đối với các nội dung quy định tại Thông tư
Quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT (nêu cụ thể Điều, khoản, điểm, hoặc tiêu chí nào) Đề xuất sửa đổi Căn cứ/lý do đề xuất
Chương I. Quy định chung Không Không
Chương II. Tiêu chuẩn, nội dung, hồ sơ, thủ tục công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non Không Không
Chương III. Tổ chức thực hiện Không Không
PHỤ LỤC 1. BẢNG KIỂM
Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non
Không Không
PHỤ LỤC 2. MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN Không Không
CÁC GÓP Ý KHÁC (Nếu có) Không Không

                                                                                                        Hiệu trưởng


                                                                                              Nguyễn Thị Thu Thảo
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website của trường thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay196
  • Tháng hiện tại9,671
  • Tổng lượt truy cập308,085
Văn bản phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành : 15/10/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành : 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành : 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành : 24/05/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành : 16/05/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Phở gà rau quế, củ cải
- Sữa Grow IQ

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh: bí xanh tôm khô
- Mặn: cá chẻm sốt cam tươi

Bữa xế:

Nước uống vị táo

Bữa chiều:

Hủ tiếu bò kho

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây