BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ TRONG THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ TRONG THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM

  •   13/12/2024 08:20:00 AM
  •   Đã xem: 24
  •   Phản hồi: 0
Kính thưa quý phụ huynh,
Tháng 12 – thời điểm cuối năm, khi không khí Noel tràn ngập khắp nơi cũng là lúc thời tiết trở lạnh, nhiệt độ giảm sâu, độ ẩm tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Dưới đây là những bệnh thường gặp và biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
1. Cảm lạnh và cảm cúm
Nguyên nhân: Thời tiết lạnh, trẻ không được giữ ấm đầy đủ hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh.
Triệu chứng: Sốt, ho, sổ mũi, đau họng.
Phòng ngừa:
Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là các bộ phận quan trọng như cổ, tay, chân, ngực.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi ra ngoài.
Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm.
2. Viêm phế quản và viêm phổi
Nguyên nhân: Do hít phải không khí lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
Triệu chứng: Ho nhiều, khó thở, sốt cao, mệt mỏi.
Phòng ngừa:
Mặc đủ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời.
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
3. Tiêu chảy do virus Rota
Nguyên nhân: Thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, virus.
Triệu chứng: Tiêu chảy, nôn mửa, mệt mỏi.
Phòng ngừa:
Cho trẻ ăn chín, uống sôi.
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Tiêm phòng vaccine Rota theo đúng lịch.
Quý phụ huynh lưu ý:
Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bệnh bất thường để được khám và điều trị kịp thời.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin từ rau quả tươi, sữa và thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cùng nhau, chúng ta hãy chăm sóc tốt sức khỏe của các con để các bé có một mùa Noel ấm áp, vui tươi và khỏe mạnh.
Trân trọng cảm ơn!
Nhân viên Y tế Trường Mầm non Chánh Phú Hoà
TRẺ UỐNG VITAMIN A TẠI TRƯỜNG MẦM NON CHÁNH PHÚ HOÀ

TRẺ UỐNG VITAMIN A TẠI TRƯỜNG MẦM NON CHÁNH PHÚ HOÀ

  •   02/12/2024 04:40:00 PM
  •   Đã xem: 36
  •   Phản hồi: 0
💊 Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, giúp trẻ lớn và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc. Khi thiếu vitamin A, trẻ chậm lớn, còi cọc, hay bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thiếu vitamin A nặng sẽ bị khô loét giác mạc, dẫn đến mù lòa. Để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A, hàng năm Bộ Y tế tổ chức 2 đợt uống vitamin A miễn phí liều cao cho trẻ trên toàn quốc. Lịch uống định kỳ hàng năm là vào ngày 1/6, 2/6 hoặc 1-2/12.
🌟 Hôm nay, ngày 02/12/2024 trường Mầm non Chánh Phú Hòa phối hợp với trạm y tế phường Chánh Phú Hòa tổ chức cho 26 trẻ dưới 36 tháng tuổi đang học tại trường uống Vitamin A đợt 2 năm 2024. Sau đây là một số hình ảnh trẻ được uống Vitamin A tại trường:
BỆNH CẢM CÚM MÙA LẠNH

BỆNH CẢM CÚM MÙA LẠNH

  •   27/11/2024 02:25:00 PM
  •   Đã xem: 55
  •   Phản hồi: 0
PHÒNG BỆNH CẢM CÚM
Kính thưa: Toàn thể quý Phụ huynh thân mến!
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường và trời trở lanh. Lúc này người ta dễ bị bệnh cảm. Để hiểu, biết và phòng tránh bệnh, chúng ta cần biết một số thông tin sau:
1. Bệnh cảm cúm là gì?
Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người.
2. Triệu chứng của bệnh cảm:
- Sốt thường sốt cao - Đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt
- Mệt mỏi toàn thân
- Da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt
- Đau đầu và ho
- Đau họng và sổ mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, đau tai, ngứa và khô cổ họng và ho
- Ăn không ngon, mệt mõi.
- Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm. khan giọng, nói như nghẹt mũi.
- Người lớn có thể nóng sốt nhẹ nhưng trẻ em có thể bị nóng nhiều hơn
3. Phòng ngừa cảm
- Nên tránh không gần người đang bị cảm nhất là trong 3 ngày đầu vì lúc đó siêu vi trùng dễ truyền nhiễm nhiều nhất.
- Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
- Không nên để ngón tay vào mũi hay mắt của bạn
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Nếu bị cảm bạn cũng nên có bổn phận tránh truyền nhiễm bệnh sang người khác, chẳng hạn như:
- Khi ho hay hắt xì nên lấy khăn giấy che mũi, che miệng
- Rửa tay sau khi ho hay hắt xì
- Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ, mở cửa phòng học cho thoáng, nhiều ánh sáng…
- Vệ sinh môi trường thông thoáng, không vứt giác tùy tiện…
- Uống nhiều sinh tố C được chứng minh là dung để trị cảm hay phòng ngừa cảm
- Mặc áo ấm khi trời lạnh.
Trên đây là bài tuyên truyền phòng chống bệnh cảm cúm. Mong rằng phụ huynh sẽ có them những kiến thức để phòng chống bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho con nhỏ.
Cuối cùng xin kính chúc quý phụ huynh luôn mạnh khỏe và bình an.
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ NHỎ

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ NHỎ

  •   11/11/2024 08:51:00 AM
  •   Đã xem: 68
  •   Phản hồi: 0
Kính gửi quý phụ huynh!Bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa thu đông khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân chính thường do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, trong đó virus Rota là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Bệnh có thể gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.1. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏVirus Rota: Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi.Vi khuẩn: Như E.coli, Salmonella, Shigella…Vệ sinh kém: Trẻ tiếp xúc với tay bẩn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.Thói quen ăn uống: Dùng thức ăn không phù hợp hoặc không đảm bảo an toàn thực phẩm.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảyĐi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo nước, nhầy hoặc máu.Trẻ mệt mỏi, kém ăn, khát nước, môi khô.Có thể bị sốt, đau bụng hoặc nôn ói.3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảyVệ sinh cá nhân và môi trường:Dạy trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Đảm bảo các đồ dùng cá nhân của trẻ như bát, thìa, ly uống nước được rửa sạch sẽ.
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

  •   25/10/2024 02:47:00 PM
  •   Đã xem: 58
  •   Phản hồi: 0
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm nhiễm của lớp kết mạc (màng bao phủ bên ngoài của mắt và mí mắt). Triệu chứng thường gặp bao gồm:
• Mắt đỏ
• Ngứa hoặc khó chịu
• Chảy nước mắt
• Cảm giác cát trong mắt
• Có thể có chất nhầy hoặc mủ
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn, virus, dị ứng, hoặc tác động từ môi trường.
Điều trị
• Viêm do virus: Thường tự khỏi, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mắt.
• Viêm do vi khuẩn: Có thể cần kháng sinh nhỏ mắt.
• Viêm do dị ứng: Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm triệu chứng.
Lưu ý
• Tránh chạm tay vào mắt và rửa tay thường xuyên.
• Không dùng chung khăn mặt, gối hay đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây lan.
Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, bạn nên đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP

  •   15/10/2024 08:49:00 AM
  •   Đã xem: 86
  •   Phản hồi: 0
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM

PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM

  •   30/09/2024 08:56:00 AM
  •   Đã xem: 91
  •   Phản hồi: 0
PHÒNG BỆNH NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP Ở TRẺ EM

PHÒNG BỆNH NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP Ở TRẺ EM

  •   18/09/2024 08:53:00 AM
  •   Đã xem: 71
  •   Phản hồi: 0
Nhiễm trùng hô hấp là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm trùng hô hấp, chủ yếu là viêm tiểu phế quản và viêm phổi. WHO và Unicef đã phát động chương trình phòng chống bệnh nhiễm trùng hô hấp với mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ lệ tử vong bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.• Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng nhiễm trùng hô hấp ở trẻ rất đa dạng, trẻ có thể sốt cao, ho, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít, tím tái quanh môi, bỏ bú hoặc bỏ ăn… Một số trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như nôn, chướng bụng, đi phân lỏng, khó thở, quấy khóc…• Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và xử trí kịp thời.• Cách phòng ngừa: Các biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo giúp trẻ phòng tránh được nhiễm trùng hô hấp cùng các bệnh giao mùa khác.
HÌNH BÉ VIÊM HỌNG

PHÒNG NGỪA, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HỌNG Ở TRẺ NHỎ

  •   14/05/2024 10:13:00 AM
  •   Đã xem: 214
  •   Phản hồi: 0
tRẺ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ EM

  •   15/04/2024 02:41:00 PM
  •   Đã xem: 376
  •   Phản hồi: 0
BEO PHI

PHÒNG BỆNH THỪA CÂN -BÉO PHÌ

  •   27/03/2024 02:52:00 PM
  •   Đã xem: 339
  •   Phản hồi: 0
TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG BỆNH THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ EM
Thừa cân béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao.
1. Vì sao trẻ bị thừa cân béo phì?
– Trẻ bị thừa cân béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu nhất là năng lượng từ chất béo;
– Trẻ thường dành thời gian cho hoạt động như xem ti vi, đọc chuyện, chơi điện tử…mà ít luyện tập thể dục thể thao.
2. Trẻ bị thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
– Trẻ bị thừa cân béo phì sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ;
– Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành;
– Có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não, tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim;
– Trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.
3. Làm thế nào để giảm cân cho trẻ bị thừa cân béo phì?
– Điều cần thiết là phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực;
– Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ);
– Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt;
– Có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ;
– Đồng thời tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ…hạn chế xem tivi, chơi điện tử;
– Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.
TIEU CHAY

PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CHO TRẺ

  •   13/03/2024 08:43:00 AM
  •   Đã xem: 321
  •   Phản hồi: 0
PHÒNG CHỐNG BỆNH THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ EM

PHÒNG CHỐNG BỆNH THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ EM

  •   19/02/2024 08:42:00 AM
  •   Đã xem: 320
  •   Phản hồi: 0
NHỮNG BỆNH TRẺ HAY MẮC VÀO DỊP TẾT

NHỮNG BỆNH TRẺ HAY MẮC VÀO DỊP TẾT

  •   02/01/2024 07:55:00 AM
  •   Đã xem: 230
  •   Phản hồi: 0
Trẻ bị chảy máu cam

XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM (MÁU MŨI)

  •   19/12/2023 09:01:00 AM
  •   Đã xem: 430
  •   Phản hồi: 0
Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là tình trạng các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng phổ biến, hầu hết ai cũng bị ít nhất 1 lần trong đời, đặc biệt là trẻ em từ 2-10 tuổi. Tùy trường hợp mà chảy máu cam có thể nguy hiểm hoặc không, tuy nhiên, phần lớn thường không nghiêm trọng, chỉ kéo dài vài phút và có thể xử trí tại nhà. Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ tuyệt đối không nhét bất cứ vật gì vào mũi trẻ, đồng thời làm theo hướng dẫn dưới đây để ngăn chặn tình trạng chảy máu, giúp giảm nguy cơ mất máu và các biến chứng nguy hiểm.
PHÒNG BỆNH CẢM CÚM CHO TRẺ

PHÒNG BỆNH CẢM CÚM CHO TRẺ

  •   11/12/2023 09:14:00 AM
  •   Đã xem: 200
  •   Phản hồi: 0
Phòng bệnh mùa đông cho trẻ

PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG CHO TRẺ

  •   20/11/2023 08:45:00 AM
  •   Đã xem: 184
  •   Phản hồi: 0
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

  •   10/11/2023 08:04:00 AM
  •   Đã xem: 203
  •   Phản hồi: 0
BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG

BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG

  •   10/10/2023 03:55:00 PM
  •   Đã xem: 189
  •   Phản hồi: 0

Các tin khác

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website của trường thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay60
  • Tháng hiện tại5,313
  • Tổng lượt truy cập334,881
Văn bản phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành : 15/10/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành : 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành : 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành : 24/05/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành : 16/05/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Hủ tiếu
bò kho

- Sữa tươi

Bữa trưa:

Cơm trắng
- Canh: khoai mỡ, tôm khô, thịt.
- Mặn: Thịt gà kho sả nghệ
- Cải thìa xào dầu  hào

Bữa xế:

Dưa hấu

Bữa chiều:

Nui thịt bằm, su su, cà rốt

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây