BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG 1. Bệnh tay – chân – miệng là gì? - Tay – chân - miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch. - Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. 2. Ai có thể mắc bệnh tay – chân - miệng? Bệnh tay – chân - miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. 3. Những biểu hiện chính của bệnh tay - chân - miệng? - Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi mụn nước.
- Mụn nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành mụn nước vỡ ra thành vết loét. - Mụn nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân….
4. Bệnh tay - chân - miệng lây truyền như thế nào?
Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:
- Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, mụn nước bị vỡ.
- Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp suc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà... bị nhiễm vi rút.
- Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm chứa vi rút. 5. Cách phòng bệnh:
- Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh các bạn cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
- Ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
- Thu gom, xử lý phân và chất thải đúng nơi quy định.
- Không được chọc vỡ các mụn nước, bọng nước trên da. - Sau khi tiếp xúc với người bệnh, cần rửa tay kỹ với xà phòng. 6. Nên làm gì khi bị mắc bệnh: - Khi các bạn thấy sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. - Khi bị bệnh phải nghỉ học, hạn chế tiếp súc với người khác. - Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
- Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng mềm. - Đưa trẻ đến khám bệnh nơi gần nhất để được bác sĩ chỉ định điều trị. 7. Dinh dưỡng cho trẻ sau khi khỏi bệnh:
Bổ sung nước: nước là thành phần quan trọng đối với mọi cơ thể sống, đặc biệt khi trẻ bị ốm, lại càng cần bổ sung thêm nhiều nước để bù lượng nước đã mất hoặc giúp làm thông thoáng đường thở;
Tăng cường bổ sung đạm: cơ thể trẻ sau ốm sẽ suy nhược đi ít nhiều, vì vậy các thực phẩm giàu đạm (trứng, sữa, thịt bò...) là vô cùng cần thiết trong quá trình phục hồi sức khỏe của trẻ sau khi ốm dậy.
Bổ sung vitamin, khoáng chất và các loại acid amin: đây là những chất rất quan trọng trong việc giúp trẻ tăng sức đề kháng. Các vitamin cần được chú trọng bổ sung trong chế độ chăm sóc trẻ sau ốm như vitamin A, C, D, B, các nguyên tố canxi, kẽm, sắt.... Trong đó nước cam, sữa chua là những thực phẩm rất hữu ích trong việc bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Men vi sinh: men sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ sau khi ốm dậy hoạt động tốt hơn, kích hoạt các enzym trong cơ thể làm việc hiệu quả hơn, từ đó kích thích trẻ thèm ăn, hỗ trợ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và tăng cảm giác ngon miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi bổ cơ thể trẻ sau ốm.
Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5