PHÒNG GD&ĐT TX BẾN CÁT
TRƯỜNG MG CHÁNH PHÚ HÒA
Số: /KH-MGCPH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chánh Phú Hòa, ngày tháng 12 năm 2020
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “PHÒNG, CHỐNG BẠO HÀNH TRẺ”
TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO CHÁNH PHÚ HÒA.
Căn cứ Kế hoạch số 492/KH-SGDĐT ngày 27/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc triển khai thực hiện Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non” (GDMN);
Thực hiện Kế hoạch của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo thị xã Bến Cát về việc triển khai thực hiện Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”;
Trường MG Chánh Phú Hòa báo cáo kết quả triển khai thực hiện như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho 100% trẻ học tại trường về thể chất và tinh thần.
- CBGV-NV thực hiện nghiêm túc thông điệp hành động của đơn vị ngay từ đầu năm học: Cô yêu trẻ như mẹ yêu con.
- Trong năm không có CBGV-NV vi phạm Điều lệ trường mầm non, đạo đức nhà giáo.
- Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ, cộng đồng về mối nguy hiểm của bạo hành trẻ qua buổi họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng sư phạm, bảng tin trường.
2. Khó khăn
- Sự phối hợp của một số cha mẹ trẻ chưa có sự chú trọng nhiều trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ. Nguyên nhân : phụ huynh lo làm kinh tế gia đình nên giao trẻ cho ông bà chăm sóc.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác quản lý, chỉ đạo
a) Công tác xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề, văn bản chỉ đạo triển khai:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch số 36/KH-MGCPH ngày 16/9/2020 kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường năm học 2020-2021; Kế hoạch số 34/KH-MGCPH ngày 10/9/2020 kế hoạch Ban chăm sóc sức khỏe, xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường cho trẻ năm học 2020-2021; Kế hoạch số 48/KH-MGCPH ngày 16/10/2020 kế hoạch triển khai thực hiện Chuyên đề “ Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ” tại trường mẫu giáo Chánh Phú Hòa;
Tổ chức triển khai tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, nhà giáo và phụ huynh đầy đủ cụ thể nội dung Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Quyết định Ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở GD; Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục; Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN Bộ GDĐT;Công văn số 138/PGDĐT-GDMN ngày 05/5/2017 của Phòng GDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; Công văn 314/PGDĐT-GDMN, ngày 08/9/2016 của Phòng GDĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn toàn diện cho trẻ;
b) Công tác đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống bạo hành trẻ.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và hiện theo đúng kế hoạch đề ra theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh trong nhà trường đảm bảo công tác phòng ngừa bạo lực học đường trong trường học. 100 % trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần
Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nắm bắt và định hướng tư tưởng chính trị của CB-GV-NV trong nhà trường qua Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT Thông tư Quy định Quy tắc ứng xử trong các cơ sở GDMN, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò của người Đảng viên trong các hoạt động của nhà trường, tạo sân chơi lành mạnh để lồng ghép, giáo dục tư tưởng, truyền thống đạo đức cho các cháu trong các hoạt động CS&GD trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tăng cường tuyên truyền định hướng cho phụ huynh học sinh nhận thức được mặt trái của bạo lực học đường. Đầu năm đến nay CBGV-NV thực hiện nghiêm túc thông điệp hành động của đơn vị “ Cô yêu trẻ như mẹ yêu con”.
Kết quả Không có CBGV-NV vi phạm đạo đức nhà giáo, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ. Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Quyết định Ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021.
Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cho CB- GV-NV và phụ huynh về tác hại, sự ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc,…
Tổ chức tốt công tác trực ban, bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc xảy ra liên quan đến nhà trường.
c) Công tác phối hợp trong triển khai thực hiện Chuyên đề ở các cấp.
Tăng cường công tác phối hợp giữa cán bộ địa phương, nhân dân và đặc biệt là hội phụ huynh với nhà trường, không để tình trạng bạo hành trẻ, gây rối trật tự công cộng. Kết quả không có trường hợp trẻ bị bạo hành ở gia đình, nơi học.
2. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Nội dung
Tổ chức rà soát, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống bạo hành trẻ 2 lần/ năm học theo Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, thực hiện Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở GDMN, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 được ban hành kèm theo Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT Thông tư Quy định Quy tắc ứng xử trong các cơ sở GDMN, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, các văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT về công tác phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
Hướng dẫn CBGV-NV thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ tại lớp học qua giáo dục trẻ nhận biết nguyên tắc 5 ngón tay .
Phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN.
Truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ, cộng đồng về mối nguy hiểm của bạo hành trẻ.
Hình thức
Triển khai trong các cuộc sinh hoạt chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên, họp hội đồng, họp phụ huynh học sinh 2lần/năm học, qua bảng tin lớp, trường.
Tuyên truyền các bài viết qua Zalo 8/8lớp học, tranh ảnh…
Biện pháp thực hiện:
Tăng cường công tác phổ biến kịp thời các công văn chỉ thị của cấp trên về thực hiện công tác bạo lực học đường đến tận toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhằm phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội, hiện tượng bạo lực học đường góp phần giáo dục đạo đức, lối sống.
Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn trong trường học. Quán triệt việc thực hiện đạo đức nhà giáo. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành trẻ, xúc phạm nhân phẩm của trẻ, danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
Xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nêu cao tính trung thực, tinh thần trách nhiệm trong công tác; gắn bó với học sinh, coi học sinh là đối tượng ưu tiên được phục vụ trên hết; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của đảng viên, nhà giáo, cán bộ công chức, viên chức. Tự chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên khi để xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức nhà giáo: xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ và đồng nghiệp, hành vi thô bạo đối với trẻ… hoặc các vụ việc ảnh hưởng đến an toàn của trẻ.
Tuyên truyền công tác "Phòng chống bạo hành trẻ" tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cũng như các bậc cha mẹ trẻ. Nhà trường coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và cũng là căn cứ để đánh giá thi đua đối với tập thể, cá nhân học sinh cũng như cán bộ giáo viên trong nhà trường.
Phối hợp thường xuyên với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống bạo hành trẻ. Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các hoạt động để tích hợp, lồng ghép một cách phù hợp và hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Chỉ đạo giáo viên giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày như có thái độ thân thiện với mọi người, biết nhường nhịn, biết kiềm chế… Thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhà trường đã xây dựng và thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động: “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” trong nhà trường. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh, cô giáo phải luôn là tấm gương sáng để trẻ tin tưởng, học tập và noi theo.
3. Công tác thanh, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm trong công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ.
- Công tác kiểm tra được thực hiện 2 lần vào tháng 9 và tháng 12/năm học; giám sát được lồng ghép vào kiểm tra chuyên môn, chuyên đề, bảng kiểm an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Kết quả không có CBGV-NV vi phạm trong công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ tại đơn vị.
4. Kết quả triển khai Kế hoạch ở đơn vị:
4.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo hành trẻ.
Trong năm học đến tháng 12/2020 thực hiện tuyên truyền qua bảng tin 4 lần, tuyên truyền băn ron treo trước cổng 2 lần. Phổ biến trong CBGV-NV qua cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn của trường 2 lần/ tháng . Giáo viên lớp lồng ghép nội dung giáo dục trẻ trong hoạt động học, hoạt động khác thường xuyên, giúp trẻ biết tự bảo vệ mình.
4.2. Thực hiện nội dung phòng, chống bạo hành trẻ trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở các cơ sở GDMN.
8/8 lớp được GV lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong kế hoạch giáo dục trẻ, giáo dục trẻ biết nói cùng cô, ba, mẹ những hành động của người lớn xâm hại thân thể trẻ, bạo hành trẻ qua các hoạt động học
Bài: Em yêu cơ thể
Bài: Chìa khóa để bảo vệ cơ thể
Bài: Em hành động tích cực để bảo vệ cơ thể
Bài: Em muốn an toàn và hạnh phúc
Kết quả:
- Trẻ chủ động tích cực tham gia các hoạt động trong ngày
- Trẻ mạnh dạn giao tiếp, ngoan lễ phép, biết chào hỏi, xưng hô, đi đứng nhẹ nhàng, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và nơi công cộng.
- Trẻ có thói quen kỹ năng thao tác vệ sinh cá nhân
- Trẻ có thói quen như nói năng mạch lạc, rõ ràng, tự tin, mạnh dạn.
- Có nề nếp ăn uống - ngủ, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp,
- Có kỹ năng thói quen thực hiện thao tác vệ sinh tự phục vụ, tiêu tiểu đúng nơi qui định, Có hành vi ứng xử, giao tiếp tốt.
- Đảm bảo trẻ hoạt động có sự bao quát của giáo viên, quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi, không làm việc riêng và bỏ giờ, lớp.
- 100% CBGV đăng ký cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, không xâm hại thân thể, tinh thần trẻ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động phụ huynh và cộng đồng, tham gia công tác đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ về nhà.
4.3. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Nhà trường rà soát bổ sung về cơ sở vật chất để hoàn thiện hơn về công tác quản lí cơ sở vật chất của nhà trường.
- Huy động mọi sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài ngành để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, không có bạo lực học đường, phù hợp với điều kiện của trường mẫu giáo Chánh Phú Hòa .
- Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội phù hợp hiệu quả.
- Đầu năm trường được UBND phường Chánh Phú Hòa ký đề nghị UBND thị xã công nhận “ Trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”.
4.4. Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng phòng, chống bạo hành trẻ.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong nhà trường, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo hành trẻ và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo hành trẻ.
- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Hằng năm, nhà trường đảm bảo với cơ quan quản lý cấp trên về việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và không có bạo lực.
- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực trong nhà trường.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo hành cho phụ huynh và đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong nhà trường về kỹ năng phòng, chống bạo hành trẻ với nhiều hình thức xâm hại trẻ em
4.5. Phối hợp liên ngành kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về bạo hành trẻ.
- Thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động của nhà trường đến gia đình người học để cùng phối hợp giáo dục người học qua giờ đón và trả trẻ; Tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình người học trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo hành trẻ.
- Thiết lập hộp thư góp ý, hệ thống camera giám sát và các hình thức khác. Theo dõi, thống kê và phân tích cán bộ, giáo viên, nhân viên có nguy cơ bạo hành trẻ, tăng cường phối hợp quản lý, xử lý các tình huống liên quan tới bạo hành.
Kết quả 100% trẻ được đảm bảo an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.
5. Tổ chức đánh giá, tổng kết, tôn vinh, nhân rộng những cơ sở GDMN điển hình làm tốt công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ
Trong năm học trường nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chuyên môn, thực hiện chuyên đề 8/8 lớp/ 16 GV, CBQL, NV đều thực hiện nghiêm túc và không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, luật viên chức, Điều lệ trường mầm non. Trong lớp 100% trẻ được đảm bảo không có bạo hành xảy ra ở nhà trường.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Kết quả nổi bật
100% cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt công tác phòng chống bạo hành trẻ trong trường học.
Trong năm học không có trường hợp bạo lực nào xảy ra đối với CBGV- NV, Phụ huynh, học sinh
Bảo vệ tốt cho trẻ em trong quá trình trẻ học tại trường, trẻ được đảm bảo về thể chất và tinh thần
Giáo viên, nhân viên, phụ huynh nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phòng chống bạo hành cho trẻ, có các kiến thức về phòng ngừa và chống bạo hành trẻ, từ đó góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Khó khăn, hạn chế
Không có
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Không
- Đối với chính quyền địa phương
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Trên đây là báo cáo kết quả tình hình triển khai và thực hiện công tác phòng chống bạo hành trẻ trong trường học của trường mẫu giáo Chánh Phú Hòa./.
Nơi nhận: Hiệu trưởng
-PGDĐTTX Bến Cát;
-Lưu VT.
Nguyễn Thị Thu Thảo