BÁO CÁO
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ EM TRONG CƠ SỞ GDMN
1. Chỉ đạo triển khai về công tác đảm bảo an toàn, phòng chống bạo hành trẻ em trong cơ sở GDMN
- Trường thực hiện các kế hoạch và triển khai kịp thời đến tập thể Sư phạm trong sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng sư phạm về các văn bản, chỉ thị của cấp trên:
Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Quyết định Ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021;
Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;
Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục;
Công văn 314/PGDĐT-GDMN, ngày 08/9/2016 của Phòng GDĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn toàn diện cho trẻ;
Công văn số 480/PGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2016 của PGD&ĐT về việc chỉ đạo công tác y tế trường học và đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non;
Công văn số 138/PGDĐT-GDMN ngày 05/5/2017 của Phòng GDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non;
Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục;
Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên...;
Công văn số 649/SGDĐT-GDMN ngày 03/5/2017 tiếp tục triển khai thực hiện Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN” theo Kế hoạch số 492/KH-SGDĐT ngày 27/3/2020;
Kế hoạch số 361/KH-SGDĐT ngày 04/3/2019 của Sở GDĐT về việc Triển khai thực hiện Đề án Đảm bảo cơ sở vật chất (CSVC)cho chương trình GDMN, phổ thông giai đoạn 2018 – 2025 theo Quyết định Phê duyệt Đề án số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ
Công văn số 1441/SGDĐT-CTTCTTPC ngày 17/9/2020 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế, Chữ thập đỏ và vệ sinh trường học năm học 2020 – 2021.
Công văn số 340/PGDĐT-GDMN, ngày 03 tháng 10 năm 2020 về thực hiện công tác y tế, chữ thập đỏ và vệ sinh trường học năm học 2020-2021;
Kế hoạch số 4503/KH-UBND, ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đề án: Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản” gia đoạn 2018-2025.
Kế hoạch sô 07/KH-BKTXH ngày 01/10/2020 của Ban kinh tế - xã hội phường Chánh Phú Hòa Kế hoạch giám sát công tác quản lý các nhóm trẻ trong thời gian qua trên địa bàn phường Chánh Phú Hòa;
Công văn số 169/SGDĐT- CTTTPC ngày 29/01/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
Công văn số 32/PGDĐT-NG ngày 03/02/2021 của PGD Bến Cát v/v thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong Tình hình mới;
Kế hoạch 227/KH-SGDĐT ngày 08/02/2021 của SGDĐT, Kế hoạch Đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong các trường học trên địa bàn tỉnh;
Công văn số 39/PGDĐT-GDMN ngày 08/02/2021 của PGD Bến Cát v/v tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở GDMN;
Công văn số 248/SGDĐT-CTTTPC ngày 15/02/2021 của SGDĐT Bình Dương v/v tiếp tục cho trẻ em, học sinh, học viên tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19;
Công văn 246/SGDĐT-CTTTPC ngày 15/02/2021 của SGDĐT Bình Dương v/v kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19;
Quyết định Số 63/QĐ-UBND ngày 26/01/2021 của UBND phường Chánh Phú Hòa. Quyết định về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) trên địa bàn phường Chánh Phú Hòa;
Công văn số 41/PGDĐTBC ngày 16/02/2021 của PGD Bến Cát v/v tiếp tục cho trẻ em, học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19;
Công văn 46/PGDĐT/NG ngày 18/02/2021 của PGD Bến Cát v/v triển khai Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh Bình Dương;
Công văn số 47/PGDĐT-NG ngày 18/02/2021 của PGD Bến Cát v/v hướng dẫn khai báo y tế Phòng, chống dịch Covid-19;
Thông báo số 43/TB-PGDĐT ngày 18 tháng 02 năm 2021 của phòng Giáo Dục Đào Tạo Bến Cát Thông báo về việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19;
Thực hiện Chỉ Thị số 05/CT-TTG ngày 28/1/2021 của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19;
Kế hoạch 227/KH-SGDĐT ngày 8/2/2021 kế hoạch đáp ứng công tác phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các trường học trên địa bàn tỉnh;
Công văn số 50/PGDĐT-HCTH ngày 23/02/2021 của UBND Thị xã Bến Cát v/v tiếp tục cài đặt và sử dụng ứng dụng ”An toàn COVID-19” trong trường học;
Công văn số 342/SGDĐT-GDTrHTX ngày 05/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương về việc chuẩn bị các điều kiện khi học sinh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19;
Công văn số 102/PGDĐT-NG ngày 02/4/2021 của PGD Bến Cát v/v tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em;
2. Công tác phối hợp trong quản lý nhóm, lớp độc lập tư thục tại địa phương: Phối hợp giữa ngành Giáo dục, chính quyền địa phương, các ban, ngành đoàn thể.... Báo cáo cụ thể các mô hình quản lý (nếu có)
- Hiện trên địa bàn phường có 1trường mẫu giáo công lập, có 03 trường mầm non tư thục, 13 nhóm, lớp được cấp phép thành lập và 2 nhóm trẻ gia đình địa phương quản lý từ 07 trẻ trở xuống/nhóm (theo thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/5/2015 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục). Trong năm qua, được chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhóm trẻ, thành lập đoàn tự kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các lớp hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đảm bảo an toàn cho trẻ; nâng cao trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non.
- Thường xuyên kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm,công tác chuyên môn bán trú, thực hiện Chương trình GDMN, các đợt phòng, chống dịch.Thường xuyên chỉ đạo tất cả NT-LMG trên địa bàn phường Chánh Phú Hòa quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm đối với trẻ.
- Hàng tháng, quý đều có tổ chức cuộc họp giao ban để đánh giá tình hình hoạt động của các nhóm trẻ, quán triệt việc không được xúc phạm thân thể trẻ dưới bất cứ hình thức nào, phải thương yêu, tôn trọng trẻ. Đối với các nhóm lớp không đủ điều kiện phối hợp UBND phường ra quyết định đình chỉ theo quy định.
- Tạo điều kiện giao lưu giữa các nhóm trẻ, tạo sự đoàn kết giữa các chủ nhóm trẻ trong sinh hoạt chuyên môn qua tổ chức tiết thao giảng để các nhóm nắm bắt kịp thời yêu cầu của từng hoạt động 1 HĐ/ tháng tại các cơ cở. Nhằm giúp cơ sở hoàn thiện các điều kiện của nhóm lớp.
- 100% trẻ luôn đảm bảo an toàn tốt về thể chất lẫn tinh thần, trẻ không xảy ra tai nạn gì tại cơ sở.
- Các đồ dùng, đồ chơi các bộ phận thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo, phù hợp, an toàn khi trẻ sử dụng.( bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, sàn nhà vệ sinh khô ráo, sạch thoáng khí)
- Có bổ sung, thay mới, sửa chữa kịp thời những đồ dùng, đồ chơi không an toàn (như đồ chơi ngoài trời các con thú nhún, đồ chơi liên hoàn, cắt tỉa cành cây xanh..)
- Trong những năm tiếp theo tiếp tục tham mưu với địa phương và phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác quản lý các NT-LMG để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh và của xã hội; Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho các NT-LMG trên địa bàn phường đồng thời giúp các các cơ sở nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và đạo đức trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ;
- Phối hợp cùng PGD, Ủy ban tăng cường kiểm tra, phúc tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trên địa bàn Phường, kịp thời ra quyết định thành lập đối với các nhóm đủ điều kiện (nếu có) đồng thời kiên quyết giải thể và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các nhóm lớp không đảm bảo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sau khi đã được nhắc nhở mà không sửa đổi; Phát huy vai trò giám sát trong cộng động khu phố đối với các nhóm lớp ngay địa bàn, phát hiện báo cáo kịp thời những cơ sở nuôi dạy trẻ có những hành vi bạo lực đối với trẻ em hoặc không thực hiện đúng theo quy định của ngành chuyên môn cấp trên về công tác nuôi dạy trẻ;
- Các chủ cơ sở NT-MG tiếp tục thực hiện nghiêm túc qui chế hoạt động của trường MN tư thục đã ban hành để triển khai hoạt động đảm bảo đúng nội dung văn bản hợp nhất 06/2018/VBHN-BGDĐT ngày 18/6/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục; thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động Trường mầm non tư thục;
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn: Nêu rõ số lần kiểm tra của các cấp và phối hợp với các ban, ngành liên quan (y tế, công an...) kiểm tra đối với nhiệm vụ đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành trẻ. (từ đầu năm học 2019-2020 đến nay)
- Năm học 2019-2020 đến nay các cấp cơ quan đoàn thể và phối hợp với các ban, ngành liên quan (y tế, phụ nữ, Ban chăm sóc bảo vệ trẻ em, công an, ...) kiểm tra đối với nhiệm vụ đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành trẻ: Kiểm tra 1 năm 2 lần, phối hợp phụ nữ, ban chăm sóc kiểm tra công tác an toàn, công tác phòng chống dịch 13/13 cơ sở, 22 lần/ năm, đạt 100%;
- Hội đồng nhân dân phường kiểm tra, giám sát 15 cở sở/ năm theo quyết định của HĐND phường Kế hoạch số 07/KH-BKTXH ngày 01/10/2020 của Ban Kinh tế xã hội – HĐND phường Chánh Phú Hòa. Quyết định số 04/QĐ-BKTXH ngày 24/9/2020 của Ban kinh tấ xã hội phường Chánh Phú Hòa v/v thành lập Đoàn giám sát công tác quản lý các nhóm trẻ trong thời gian qua trên địa bàn phường Chánh Phú Hòa.
4. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ về nội dung đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành trẻ: Báo cáo cụ thể số lớp tập huấn, hình thức tập huấn...
Nội dung |
Hình thức |
Phương pháp thực hiện |
Ghi chú |
Văn bản của SGD, PGD về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ |
Triển khai cách học đến tập thể CB,GV |
Học Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch
|
|
Kế hoạch đảm bảo an toàn cho trẻ |
Phân công nhiệm vụ từng bộ phận |
Kiểm tra giám sát sau khi thực hiện nhiệm vụ |
|
Luật GD trẻ em |
PGD triển khai
Tổ chức họp HĐSP quán triệt đến tập thể giáo viên. |
CBQL, 04 giáo viên tham gia/ năm học
Phân công bộ phận kiểm tra, giám sát hàng ngày và báo cáo kịp thời khi giáo viên nhân viên có dấu hiệu vi phạm. |
|
Tập huấn về Giới |
PGD triển khai
Trường triển khai
Học tập trung CBQL và GV |
CBQL tham gia lớp tập huấn
Tạo điều kiện cho CBQL, GV được tham dự tập huấn theo yêu cầu của lãnh đạo PGD |
|
Kiềm chế cảm xúc của người GVMN |
Triển khai |
Họp Hội đồng sư phạm qua tài liệu |
|
Bạo lực học đường |
PGD triển khai
Triển khai kế hoạch |
Tập trung cho CBQL, y tế.
Trường triển khai lại cho đội ngũ CBGV-NV trường |
|
5. Công tác truyền thông và phối hợp với phụ huynh: Nêu cụ thể hình thức, nội dung truyền thông
- Giáo viên thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh covid-19 theo chỉ đạo và có tuyên truyền đến PHHS qua Zalo và bản tin của trường lớp, VnEdu từng cá nhân phụ huynh thường xuyên và liên tục trong 9 tháng/năm học.
- Trường thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh covid-19, vấn đề lấy thông tin phụ huynh cho trẻ tạm dừng đến trường và đi học trở lại. 100% trẻ dừng đến trường nhưng không dừng học được thông báo đến phụ huynh kịp thời qua VnEdu, Zalo đảm bảo lịch học 7 hoạt động/ tuần – Khối lá; 6 hoạt động/ tuần – Khối mầm – chồi
- Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, các bộ phận thực hiện nghiêm túc và có triển khai đến tập thể cách rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách.
- Giáo viên các lớp thực hiện dạy trẻ kỹ năng phòng chống dịch bệnh (rửa tay, đeo khẩu trang) hình thức quay video clip gửi PH qua zalo để dạy bé.
- Giám sát giáo viên các lớp hàng ngày về bạo hành trẻ (thể chất + tinh thần). Tất cả giáo viên thực hiện tốt, không có trường hợp bạo hành trẻ xảy ra.
- Tuyên truyền trên bản tin pháp luật của trường về những câu chuyện bạo hành trẻ.
- Nhắc nhở giáo viên không được xúc phạm thân thể trẻ và không được phân biệt đối xử với trẻ
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tốt, không xảy ra tai nạn và không xảy ra bạo hành trẻ trong nhà trường.
6. Việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử tại cơ sở GDMN theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên: công tác triển khai, khó khăn, hạn chế
- Nhà trường đã tổ chức triển khai văn bản tới toàn thể CB, GV, NV và 13/13 Chủ cơ sở ngoài công lập Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Nhà trường đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử thực tế của đơn vị và đã triển khai đến toàn thể CB, GV, VN toàn trường kết hợp triển khai 13/13 cơ sở ngoài công lập. Kết quả đạt được:
- 100% CB-GV-NV nắm vững pháp luật, thông thạo nghiệp vụ, có bản lĩnh vững vàng. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao lý luận chính trị để vận dụng vào công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của ngành; đi làm đúng giờ, thực hiện nghiêm túc lịch trực đón và trả trẻ trong thời gian phòng chống dịch covid-19 được phân công; không cắt xén chương trình, không làm việc riêng, không tự ý bỏ vị trí công tác trong giờ làm việc; Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp; có lòng nhân ái, yêu thương, bao dung, đối xử hòa nhã với trẻ, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc được giao; thực hiện đúng Đều lệ, Quy chế; Nội quy của nhà trường, của ngành. Công bằng trong chăm sóc, giáo dục trẻ, đánh giá khách quan, đúng thực chất khả năng của trẻ; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, đồng thời luôn chân tình đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, cho lãnh đạo; Có tinh thần bảo vệ uy tín, phẩm chất, đạo đức Nhà giáo trong môi trường tập thể cùng phát triển.
- CB-GV-NV có trách nhiệm, vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng và sáng tạo; Luôn áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, tác phong mẫu mực, ứng xử văn minh, lịch sự, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
- 100% CB-GV-NV có thái độ trung thực, gần gũi, tin cậy và cảm thông để có thể chia sẻ tình cảm với trẻ. Tôn trọng trẻ, lắng nghe các ý kiến, quan tâm đến cảm xúc của trẻ, không làm cho trẻ bị sợ hãi khi tiếp xúc. Tạo bầu không khí học tập tự giác, cởi mở, khuyến khích trẻ chủ động, sáng tạo học tập, tạo cơ hội công bằng đối với tất cả trẻ trong lớp.
7. Việc triển khai thực hiện Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non” (Kế hoạch số 492/KH-BGDĐT ngày 27/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo) và các chuyên đề thực hiện tại địa phương (nếu có).
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 về ban hành quy định XD trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường MN. Thành lập Ban chỉ đạo “ Ban chăm sóc sức khỏe” xây dựng trường học an toàn, thân thiện, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường và triển khai cùng thực hiện kế hoạch. Có cán bộ kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, nhân viên trong trường được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ bạo hành và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Đã chỉ đạo GV,NV thường xuyên quan tâm đến môi trường xung quanh trường đảm bảo an toàn và có hiệu quả được phân công Ban giám hiệu phụ trách từng bộ phận. Do vậy đã giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường. Cụ thể trong năm học toàn trường không có trường hợp trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường. Đã xây dựng các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích dưới các hình thức như: tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn thương tích:
+ Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, thân thiện, lành mạnh, phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực học đường bằng nhiều hình thức như băng rôn, áp phích, khẩu hiệu. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích. Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, hoạt động an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
+ Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc thực phẩm.
+ Huy động sự tham gia của CB,GV,NV, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, cùng tham gia phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại đơn vị;
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên trong toàn trường về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích.
+ Có phòng Y tế, tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu thông thường theo quy định, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc khi trẻ bị sốt.
+ Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn, đồng thời có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích tại phòng y tế.
+ Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong nhà trường, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường.
+ Thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động của nhà trường đến gia đình người học để cùng phối hợp giáo dục người học qua giờ đón và trả trẻ; Tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình người học trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
+ Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và đã được cấp trên công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong năm học.
8. Kết quả đạt được
- Thường xuyên kiểm tra khắc phục cải tạo môi trường chăm sóc nuôi dạy an toàn và tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn thương tích. Quản lý tốt các hoạt động trong ngày của trẻ đặc biệt là hoạt động ngoài trời, đảm bảo trẻ được vui chơi an toàn.
- Đảm bảo trẻ hoạt động có sự bao quát của giáo viên, quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi, không làm việc riêng và bỏ giờ, lớp.
- 100% CBGV đăng ký cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, không xâm hại thân thể, tinh thần trẻ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động phụ huynh và cộng đồng, tham gia công tác đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ về nhà.
- Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân. Hàng năm trong nhà trường không có cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo có hành vi bạo lực.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực trong nhà trường.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực học đường cho người học và đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong nhà trường.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi.
- Không có trường hợp bạo hành trẻ cũng như bạo lực học đường.
- Ban chỉ đạo kiểm tra giám sát hàng ngày trong công tác đảm bảo an toàn cũng như bạo hành trẻ ở các lớp qua bảng kiểm 3 lần/ năm học. Hàng năm UBND phường phối hợp kiểm tra trường, 13/13 NT-LMG. Kết quả: được UBND thị xã Bến Cát cấp giấy chứng nhận “ Trường học an toàn, thân thiện, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường”.
- Tất cả tập thể GV,NV đều thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, yêu thương trẻ, đoàn kết với tập thể và quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt.
- Thống kê số liệu ( 2 biểu mẫu đính kèm)
- Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:
Một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc phòng chống tai nạn thương tích và bạo lực học đường, nên việc giáo viên phối hợp tuyên truyền, trao đổi, nắm thông tin về trẻ tại gia đình còn hạn chế. Đôi lúc phụ huynh cũng che đậy những hành vi bạo hành trẻ do người thân là người trực tiếp gây nên.
Nguyên nhân: Phụ huynh đa số là người công nhân lao động làm việc tại công ty, xí nghiệp trên địa bàn, nên còn hạn chế về thời gian thu thập thông tin cũng như tham gia buổi họp phụ huynh của trường. Đa số trẻ ở nhà cùng ông, bà vào những buổi tối và ngày nghĩ trong tuần.
9. Đề xuất kiến nghị: Không
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Thu Thảo