TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH

Thứ bảy - 15/10/2022 18:07
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ CẢM LẠNH
Cảm lạnh là một trong những bệnh do virus gây ra thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh khiến trẻ khó chịu, giảm khả năng học tập và vận động. Nếu không được chăm sóc tốt, có thể xảy ra biến chứng như cúm, viêm phổi... Vậy trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?
CAM LANH 1
CAM LANH 1
1. Cảm lạnh là gì?
Có hơn 200 loại vi rút gây cảm lạnh nhưng thủ phạm chính là rhinovirus. Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với trẻ, vì cảm lạnh là bệnh do vi rút gây ra. Bệnh do vi rút không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Cảm lạnh xảy ra ở trẻ có sức khỏe bình thường không đáng lo ngại, trừ trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Cảm lạnh diễn ra từ 4 đến 10 ngày, tự khỏi mà không cần điều trị.
2. Biểu hiện của trẻ khi bị cảm lạnh
Khi trẻ bị cảm lạnh, triệu chứng bắt đầu từ lúc trẻ cảm thấy không được khỏe, biểu hiện bằng đau họng, sổ mũi và ho. Lúc đầu, họng bị đau là do chất nhầy tích tụ. Sau đó, đau họng giảm đi, nước mũi được hình thành và chảy dịch từ mũi xuống họng.
Khi cảm lạnh trở nên nặng hơn, trẻ có thể thức dậy với các triệu chứng:
  • Chảy nước mũi
  • Chảy nước mắt
  • Hắt xì
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Sốt (có thể gặp)
  • Đau họng
  • Ho
Vi rút gây cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của xoang, họng, phế quản và tai của trẻ. Cảm lạnh cũng có thể gây tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ nhỏ. Trong những ngày đầu của cảm lạnh, trẻ có thể cáu kỉnh và hay phàn nàn về tình trạng đau đầu, khó chịu. Thời gian sau, khi chất nhầy ở mũi cô đặc lại, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
CAM LẢNH 2
Trẻ có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao
3. Trẻ có thể bị cảm lạnh bao nhiêu lần trong một năm?
Trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi có thể bị cảm lạnh 8 đến 10 lần trong một năm cho đến khi chúng được 2 tuổi. Trẻ ở độ tuổi chưa học mẫu giáo thường bị cảm lạnh 9 lần/năm. Trong khi trẻ mẫu giáo có thể bị cảm lạnh 12 lần/năm. Thanh thiếu niên và người lớn từ 2 đến 4 lần/năm.
Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 - 4, vì vậy trẻ bị cảm lạnh thường xuyên nhất trong những tháng này.
4. Làm thế nào để trẻ ít bị cảm lạnh hơn?
Trẻ có thể dễ bị lây bệnh cảm lạnh khi chạm cùng những vật dụng mà người mắc bệnh cảm lạnh chạm vào trước đó. Một số vật dụng lây nhiễm vi rút cảm lạnh thường gặp là tay nắm cửa, lan can cầu thang, sách, bút, điều khiển điện tử, bàn phím máy tính. Vi rút cảm lạnh có thể tồn tại trên những vật dụng này trong vài giờ. Vậy khi trẻ cảm lạnh phải làm sao?
Rửa tay là cách phòng bệnh cảm lạnh tốt nhất. Phụ huynh nên dạy trẻ có thói quen rửa tay khi vào nhà vệ sinh, trước mỗi bữa ăn ở nhà hoặc ở trường học. Thời gian rửa tay bằng nước sạch và xà phòng phải đủ từ 20 giây trở lên mới có tác dụng diệt khuẩn. Nói trẻ hát bài “chúc mừng sinh nhật” được 2 lần để chắc chắn trẻ đã rửa tay đủ thời gian. Sử dụng chất khử trùng tay cũng là một cách tốt để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
Nếu con của bạn bị cảm lạnh, hãy chắc chắn không để trẻ lây sang những người khác. Nếu trẻ có triệu chứng cảm lạnh, hãy giữ trẻ ở nhà và tránh tiếp xúc với những đứa trẻ khác.
RỬA TAY
Rửa tay bằng xà phòng giúp trẻ phòng bệnh cảm lạnh
Khuyến khích trẻ che miệng khi ho, hắt hơi và sử dụng khăn giấy khi trẻ xì mũi. Nếu trẻ không có khăn giấy, hãy dặn trẻ ho, hắt hơi lên ống tay áo. Nhắc trẻ rửa tay sau khi ho, hắt hơi, xì mũi
5. Chữa cảm lạnh cho trẻ bằng cách nào?
5.1 Thuốc trị cảm lạnh có an toàn cho trẻ không?
FDA và các nhà sản xuất thuốc khuyên rằng phụ huynh không nên mua các loại thuốc ho và cảm lạnh không cần kê đơn cho trẻ nhỏ dưới 4 tuổi. Những loại thuốc đó bao gồm:
  • Thuốc ức chế ho (dextromethorphan hoặc DM)
  • Thuốc ho (guaifenesin)
  • Thuốc thông mũi (pseudoephedrine và phenylephrine)
  • Thuốc kháng histamine (như brompheniramine , chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác)
Nói chung là trẻ không nên sử dụng thuốc ho. Ho là phản ứng tự nhiên nhằm loại bỏ vi rút cảm lạnh ra khỏi cơ thể. Phụ huynh nên để cho trẻ ho, trừ khi xảy ra các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Bạn không cần quá lo lắng bị cảm lạnh phải làm sao để nhanh khỏi bởi cơ thể bé đủ khả sản sinh ra các kháng thể chống lại loại vi rút thông thường này
Cha mẹ cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

5.2 Khi nào cần đưa trẻ đi khám bệnh?
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu các triệu chứng bệnh không giảm xuống sau một vài ngày. Đó là khi trẻ có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh và run rẩy, ho khan, bất kỳ biểu hiện nào của suy hô hấp, mệt mỏi cực độ. Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nếu trẻ bị hen suyễntiểu đường hoặc các bệnh mạn tính khác, hãy đến gặp bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp.
Phụ huynh cũng nên theo dõi các biến chứng của bệnh cúm như viêm phổi. Các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ (dưới 102 độ F), ho ra chất nhầy, đau nhức, khó thở hoặc thở nhanh và mệt mỏi. Liên hệ với bác sĩ Nhi khoa ngay lập tức khi có bất cứ triệu chứng nào xuất hiện.
6. Làm gì để giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh khi không sử dụng thuốc?

Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tác dụng của việc sử dụng các phương pháp thay thế thuốc như vitamin C, echinacea và kẽm trong điều trị cảm lạnh. Nhưng có một số gợi ý sau đây có thể giúp trẻ trở nên thoải mái hơn:
  • Cung cấp nước: Cho trẻ uống nhiều nước và các thức ăn lỏng để cung cấp nước cho cơ thể. Nên uống nước dừa, thức uống tăng cường điện giải. Hạn chế uống nước trái cây và nước có ga;
  • Giảm ho: Chanh và bạc hà có tác dụng giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng;
  • Nghỉ ngơi tại giường: Nếu trẻ có cảm giác mệt mỏi, hãy để trẻ nghỉ ngơi tại giường;
Nghỉ ngơi tại giường giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh
  • Hơi nước: Phụ huynh nên phun sương nâng độ ẩm trong phòng bằng máy tạo hơi nước. Bất kỳ máy tạo hơi nước nào cũng có thể chứa nấm mốc, vì vậy hãy chắc chắn làm sạch kỹ lưỡng các thiết bị trước mỗi lần sử dụng;
  • Tắm bằng nước ấm cho trẻ;
  • Thoa dầu dưới mũi trẻ để làm dịu cảm giác khô da.
Cảm lạnh thông thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện các triệu chứng của suy hô hấp, mệt mỏi cực độ hoặc có tiền sử bị hen suyễn, mắc các bệnh mãn tính thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế khám. Hơn thế nữa, cảm lạnh thường nhầm lẫn với cúm, không được điều trị đúng, kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho bé.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thông báo
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website của trường thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay518
  • Tháng hiện tại8,570
  • Tổng lượt truy cập316,705
Văn bản phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành : 15/10/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành : 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành : 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành : 24/05/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành : 16/05/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Phở bò, cải trắng, rau quế.
- Sữa Grow IQ

Bữa trưa:

- Cơm trắng
- Canh: canh bầu nấu nghêu
- Mặn: trứng hấp nấm kim châm, cà rốt.

Bữa xế:

Sinh nhật:
- Bánh kem
- Trà trái cây.
- Bánh khoai mỡ

Bữa chiều:

- Xúc xích chiên
- Lẩu cá diêu hồng, thơm, cà chua

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây